Thành Lập Công Ty Đại Lý Tàu Biển Có Vốn Nước Ngoài
Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng hải. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi đường bở biển dài hơn 3000 km thì Việt Nam cũng là quốc gia có ngành sản xuất rất phát triển, là một trong những trung tâm gia công lớn của thế giới và cũng là nơi nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa từ nước ngoài nên hoạt động hàng hải tại Việt Nam luôn sôi động. Trong số các thì là một ngành dịch vụ có nhu c 7847;u lớn. Đối với những nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư đến từ các quốc gia có lịch sử và trình độ ngành hàng hải cao như Singapore, Hong Kong, Anh Quốc... thì đầu tư kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam là một hướng đi đầy tiềm năng. Với những nhà đầu tư nước ngoài có dự định tại Việt Nam, Nam Việt Luật xin tổng hợp và gửi đến Quý Khách hàng quy trình thành lập doanh nghiệp như sau:
- Luật Đầu tư 2014;
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2025
- Nghị định 160/2025/NĐ-CP về , và
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2025 thì dịch vụ đại lý tàu biển bao gồm:
- Trình kháng nghị hàng hải;
- Thực hiện thủ tục tàu biển đến, rời cảng;
- Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu;
- Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương;
- Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển;
- Ký kết các loại hợp đồng: vận chuyển, bảo hiểm hàng hải, bốc dỡ hàng hóa, thuê tàu, thuê thuyền viên;
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào doanh nghiệp kinh doanh đại lý tàu biển ở Việt Nam với tỉ lệ là tối đa 49% vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai. Pháp Luật Việt Nam vẫn chưa đồng ý cho ở Việt Nam. Do đó, đối tác nước ngoài chỉ có thể liên kết với đối tác Việt Nam để tiến hành mở công ty.
- Nhân viên làm việc cho đại lý tàu biển là công dân Việt Nam cần có chứng chỉ hành nghề chuyên môn về tàu biển do Bộ trưởng bộ giao thông vận tải cấp.
- Lao động ở trên tàu biển cần đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, tiêu chuẩn về chuyên môn theo quy định.
- Người quản lý, phụ trách quản lý trực tiếp tiến hành kinh doanh phải có bằng cao đẳng trở lên của một trong những ngành như kinh tế, thương mại, ngoại thương, hàng hải. Nếu không có bằng cáo đẳng của những ngành đó thì cần có chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực đại lý tàu biển được cấp theo đúng quy định.
- Người làm việc trên tàu chỉ được có không quá 1/3 là người nước ngoài, còn lại 2/3 phải là người Việt Nam.
- Trên tàu thì thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải là người Việt Nam.
Doanh nghiệp cần có bộ phận quản lý hoạt động khai thác vận tải biển cũng như hoạt động kinh doanh đầy đủ. Như vậy mới có thể giúp công ty hoạt động tốt.
Doanh nghiệp phải có ít nhất một tàu mang cờ Việt Nam. Các quy chuẩn kỹ thuật phải phù hợp với quy định được ban hành bởi Bộ trưởng bộ giao thông vận tải.
cần phải có mức bảo lãnh ít nhất là 500 triệu VNĐ. Vậy mới có thể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người chủ với người làm việc trên tàu. Đối tượng bảo lãnh tài chính cho doanh nghiệp có vốn đầu tư có thể là chi nhánh ngân hàng hau tổ chức tín dụng của nước ngoài.
Hiện nay, như quy định của luật pháp Việt Nam thì một chủ đầu tư đến từ nước ngoài có thể tiến hành bằng cách sau:
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ bằng hình thức liên doanh. Để biết vốn điều lệ là gì? Bạn hãy tham khảo bài viết sau:
- Mua cổ phần, phần vốn góp của một công ty đại lý tàu biển đã được đăng ký kinh doanh ở Việt Nam.
Vì đây là ngành nghề kinh doanh không cho phép mở công ty có 100% vốn đầu tư đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, do vậy, các doanh nghiệp hãy lưu ý kỹ vấn đề này để tránh xảy ra sai sót.
Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất;
- Giải trình về sử dụng công nghệ nếu cần
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất
Nơi nộp hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong vòng 15 ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu từ chối thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản.
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên hoặc danh sách thành viên công ty hợp danh;
- Bản sao có công chứng CMND của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau 03 - 06 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả.
Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:
sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong 30 ngày kể từ ngày được công khai phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; danh sách cổ đông sáng lập, ngành nghề kinh doanh.
Lưu ý: Nếu không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu dấu:
có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Công ty tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư hoặc có thể ủy quyền cho của Nam Việt Luật.
Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là đại lý tàu biển có vốn nước ngoài
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước/bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nếu nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.