Kinh Doanh Sữa Tươi, Sữa Bột Có Lãi Không? Kinh Nghiệm Mở Đại Lý

Trước khi kinh doanh mặt hàng sữa tươi bạn phải hiểu đúng về sản phẩm này để có thể tư vấn, thuyết phục khách hàng. Sữa tươi là loại sữa của động vật (chủ yếu là bò, dê) ở dạng thô và chưa qua xử lý triệt để vi khuẩn và mầm bệnh. Trong sữa tươi rất dinh dưỡng, giàu khoáng chất từ thiên nhiên cũng như vitamin so với các loại sữa khác.

Hiện nay, sữa được thanh trùng (xử lý ở nhiệt độ thấp) giữ được hầu như các chất dinh dưỡng vốn có cũng như hương vị và sữa tươi tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn là hai loại sữa tươi phổ biến. Theo quy định, sữa tươi nguyên chất phải có tối thiểu 99% thành phần sữa tươi.

Trong khi đó, sữa hoàn nguyên là loại sữa chứa bột gầy, nước và các các loại vitamin, hoáng chất được thêm vào. Sữa tươi có hương vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu và có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế, phân biệt sữa tươi với sữa hoàn nguyên chính là kinh nghiệm kinh doanh sữa tươi đầu tiên mà bạn cần nhớ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa tươi từ đóng hộp đến đóng gói của các nhà sản xuất khác nhau. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp bạn cần thăm dò, tìm hiểu thị trường một cách kỹ càng. Nắm được loại sữa nào được ưa thích, loại sữa tươi nào bán chạy nhất trong khu vực mà bạn đang định mở cửa hàng, cũng như đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai.

Thêm một lưu ý nữa là bạn nên nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc đại lý phân phối chính thức của hãng sữa. Khi nhập hàng cần có hợp đồng rõ ràng, kiểm tra kỹ sản phẩm về hạn sử dụng, vỏ hộp còn nguyên vẹn hay không, có dấu hiệu bị phồng, gỉ hay không....

Vì sữa tươi là sản phẩm dễ bị hỏng nên việc bảo quản là vô cùng quan trọng. Cửa hàng phải đảm bảo thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, không nên đặt quá nhiều thừng sữa chồng lên nhau. Với các sản phẩm sữa tươi thanh trùng đóng chai hoặc trong túi nilong có hạn sử dụng ngắn thì bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị hỏng. Còn với các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng trong hộp giấy thì không cần bảo quản tủ lạnh nhưng phải đảm bảo đ& #7863;t ở những nơi thoáng mát, thông thoáng. Làm tốt khẩu bảo quản sẽ là kinh nghiệm kinh doanh sữa tươi giúp bạn tránh gặp những rủi ro như sữa bị hư hỏng, không bán được cũng như tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng.

Ngoài 2 điều lưu ý khi trên khi bạn kinh doanh sữa tươi thì nên đa dạng hóa thêm các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ sữa tươi như váng sữa, sữa chua, phô mai, kem chua... để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó hãy có những chiến lược kinh doanh hợp lý như khuyến mãi, tặng kèm... để tăng doanh thu.

CẨM NANG cho người mới bắt đầu MỞ CỬA HÀNG SỮA

Hàng ngày mình nghe rất nhiều cuộc điện thoại đến từ khách hàng khắp các nơi trên đất nước (cả 3 miền Bắc - Trung - Nam) muốn TƯ VẤN & HƯỚNG DẪN MỞ ĐẠI LÝ SỮA - CỬA HÀNG SỮA BỈM

Bên mình là NHÀ PHÂN PHỐI SỮA BỘT đồng thời cũng là đại lý Bán Buôn, Bán Lẻ SỮA BỈM tại Hà Nội. Bên mình đã và đang phân phối sỉ lẻ cho các đại lý SỮA trong khu vực từ Hà Tĩnh đổ ra. Chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm về MỞ ĐẠI LÝ SỮA - CỬA HÀNG SỮA BỈM như sau:

1. Lượng vốn tối thiểu để nhập hàng: Tuỳ thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường của bạn nữa, theo mình tình hình chung hiện nay, bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa 2 - 4lon, nó rơi vào khoảng gần 100 triệu. Sau đó khi bạn xác định được dòng sữa nào bán chạy tại khu vực của bạn, lượng tiêu thụ cao thấp như thế nào, từ đó mà đầu tư cho cửa hàng số vốn bao nhiêu. Tất nhiên nếu bạn hướng tới bán buôn sữa thì lượng vốn tối thiểu phải rơi vào hàng tỉ

2. Hình thức nhập hàng, chu kỳ nhập: Có 2 hình thức nhập hàng:

Thứ nhất: (Nhập hàng công ty) là bạn nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở, mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền (nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty) ví dụ: ở chỗ bạn sẽ có nhà phân phối abc, là nhà phân phối độc quyền của công ty vinamilk ở khu vực tỉnh bạn

Thứ hai: (Nhập hàng đại lý) là nhập hàng của các đại lý trung gian

Điểm khác nhau giữa 2 hình thức này:

+ Nhập hàng công ty: Từ đầu tháng đến cuối tháng bạn nhập hàng, thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được trả vào cuối tháng.

+ Nhập hàng đại lý: Bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao Đại lý trung gian họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa. như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng

4. Bán sữa của hãng nào thì tốt nhất: Tốt có 3 nghĩa: tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và lượng tiêu thụ tốt

- Lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa bán được nhiều, nhiều nhất thì mang tính tương đối, mình sẽ kể ra một số dòng bán chạy hiện nay đó là Vinamilk, Friso gold, Enfa a+, Abbott

- Chất lượng sữa tốt thì hãng nào sữa cũng tốt, và tiền nào của nấy, sữa giá thấp như Vinamilk thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, sữa giá cao như Abbott thì hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, nhưng suy cho cùng, sữa tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của bé, có bé hợp, bé không, giống như đồ ăn, đồ ăn ngon hay không phụ thuộc vào sự thẩm định của chính người ăn, người thấy ngon, người không

- Và tốt cho việc kinh doanh của bạn là sữa bán được chiết khấu cao và nhiều người mua. Đây mới là cái tốt mà người kinh doanh nào cũng muốn hướng đến.

6. Quầy kệ công ty có hỗ trợ không: Trực tiếp công ty thì có. Họ sẽ hỗ trợ bạn tủ đông tủ lạnh, quầy kệ, bảng biển, thậm chí là mái hiên. Nhưng với điều kiện bạn phải đảm bảo cho họ 1 mức doanh số nào đó. Vấn đề này hơi khó khăn với những người mới kinh doanh, vì chưa xác định đựơc doanh số mình có thể bán ra để mà đảm bảo nhập được đủ hàng cho họ. Nên trước tiên bạn nên chủ động tự thiết kế cho mình.

7. Thắc mắc nhất là về lợi nhuận: Vấn đề này hãy để máy móc lo. Bạn nên lắp đặt các thiết bị bán lẻ và phần mềm bán hàng. Máy sẽ tính cho bạn mọi vấn đề về doanh thu, lợi nhuận, hàng tồn kho.... Sữa là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên, cho nên bạn không cần phải quá ngạc nhiên khi biết lợi nhuận trên lon sữa rất ít, chỉ vài chục, có khi vài nghìn đồng mà thôi. Nhưng nó lại được mua thường xuyên trong tháng nên nếu biết cách kinh doanh, bạn vẫn có lợi nhuận cao, nhất là khi mà các gia đình bây giờ, chẳng có em bé nào là không uống sữa, dù giàu hay nghèo.

Bắt đầu kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào cũng vậy thôi, bước khảo sát luôn cần thiết, là nền tảng định hướng mọi hoạt động sau này của bạn. Đối với mặt hàng mẹ và bé, có rất nhiều chủng loại, nhãn hiệu khác nhau, mà yêu cầu của các ông bố bà mẹ cũng muôn hình vạn trạng, nếu bạn cứ làm theo ý kiến chủ quan của mình thì chưa chắc sẽ đến được thành công mong muốn.

Khảo sát thị trường là việc bạn tìm hiểu xem hiện nay thị trường đồ mẹ và bé đang sôi động như thế nào, có bao nhiêu cửa hàng trong một khu vực, họ hoạt động ra sao, đã thành công thế nào hay lý do gì mà thất bại.

Tìm hiểu thị trường cũng có nghĩa bạn phải nhận biết được nhu cầu của khách hàng, mặc dù sản phẩm của bạn phục vụ chủ yếu cho các bé nhưng người quyết định mua hay không lại là bố mẹ của bé. Thế nên bạn đồng thời phải xem xét cả hai khía cạnh, một là sản phẩm có hay không phù hợp với bé vốn rất nhạy cảm, hai là có đáp ứng được sở thích của bố mẹ bé hay không. Hàng thì có nhiều loại, Việt Nam xuất khẩu, Cambodia, Trung Quốc hay Thái Lan,...

Bên cạnh đó là phân loại khách hàng dựa trên khả năng chi tiêu của họ, tùy từng đối tượng mà họ lại dùng các dòng sản phẩm khác nhau. Từ đó bạn mới có thể xác định được mình sẽ bán loại hàng nào và bán như thế nào.

Khảo sát thị trường là việc rất quan trọng, cũng vì thế mà chúng tôi để nó lên hàng đầu khi muốn chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé cho các bạn. Đừng qua loa, hãy bỏ thật nhiều công sức cho khâu này để mọi thứ được hoàn hảo ngay từ lúc đầu.

Cũng giống như các loại hình bán lẻ khác, yêu cầu đối với địa điểm đặt cửa hàng mẹ và bé vẫn là tại nơi đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Đặc biệt, bạn nên chọn nơi cách xa siêu thị một chút, gần với các hộ gia đình, như thế mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh về giá và khoảng cách.

Tiếp đến là việc bày trí trong cửa hàng. Bạn nên gây ấn tượng với khách ngay ở bên ngoài dựa vào biển hiệu. Biển hiệu nên được trang trí bằng các màu sắc bắt mắt, phông chữ dễ nhìn cùng khẩu hiệu đơn giản, xúc tích. Còn không gian bên trong, đừng bài trí rối mắt, sử dụng gam màu trắng dịu là tốt nhất, nếu có thể hãy tạo cảm giác như đang bước vào một nơi chỉ dành riêng cho các bé.

Các ông bố bà mẹ thường có tâm lý muốn mua tất cả mọi thứ cho bé ở một nơi, như vậy cửa hàng của bạn nên đảm bảo có đầy đủ các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó. Các mặt hàng từ nhỏ nhặt như bông chấm rôm đến cồng kềnh như xe nôi, xe đẩy,...đều nên có, và có của một số thương hiệu khác nhau để các bố các mẹ được lựa chọn thoải mái.

Mặt hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phong phú. Với cửa hàng mới mở, số vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, trước mắt bạn nên nhập các mặt hàng thiết yếu nhất cần cho mẹ và bé. VD: chiếu hơi, chăn quấn em bé, miếng gặm lúc mọc răng, bình ủ sữa, bỉm, đầu vú cao su, dầu tắm gội...

Next Post Previous Post