Kinh Nghiệm Mở Đại Lý Sơn Hiệu Quả Cho Người Bắt Đầu Kinh Doanh

Kinh nghiệm mở đại lý sơn hiệu quả cho người bắt đầu kinh doanh

Mở đại lý sơn là một trong số các lựa chọn kinh doanh phổ biến hiện nay đối với dân kinh doanh đang tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp. Cùng khám phá các kinh nghiệm mở đại lý sơn hiệu quả cho người mới bắt đầu.

Ở thời điểm hiện nay, kinh doanh mở đại lý sơn đang là một hướng kinh doanh được khá nhiều người quan tâm và có ý định lựa chọn để khởi nghiệp kinh doanh. Ngành kinh doanh sơn nước đang được đánh giá là đầy tiềm năng nhờ nhu cầu xây dựng cao đi cùng với đó là mang lại lợi nhuận kinh doanh lớn. Mở một đại lý sơn không chỉ giúp bạn được hưởng chiết khấu tốt từ nhà cung cấp mà bạn hứa hẹn mang lại thành công khi kinh doanh sơn cho các công trình xây dựng.

- Xác định khu vực bạn mở đại lý sơn để kinh doanh.

- Tìm hiểu nhu cầu của thị trường ở khu vực bạn dự định kinh doanh đi cùng với các nguồn khách hàng mà bạn có thể tiếp cận.

- Dự định mức vốn đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn.

- Chuẩn bị mức vốn lưu động hay vốn dự phòng mà bạn dự định để kinh doanh.

- Tính toán tỷ lệ chiết khấu cùng mức lợi nhuận kinh doanh trong vòng 1 tháng hay 1 năm khi mở đại lý sơn đối với các thương hiệu sơn cụ thể.

- Tìm hiểu các phân khúc chính của thị trường kinh doanh sơn.

- Nghiên cứu các thương hiệu sơn đang được ưa chuộng trên thị trường.

- Xác định quy chế và chính sách của nhà sản xuất sơn mà bạn muốn làm đại lý đi cùng với các cơ chế trợ giúp đại lý sơn của nhà sản xuất.

- So sánh giá cả trung bình của các sản phẩm sơn trên thị trường.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu và nhà sản xuất sơn khác nhau với quy mô lớn nhỏ, trong đó có thể chia làm 4 loại chính.

- Thứ nhất là các thương hiệu sơn nổi tiếng được nhiều khách hàng biết đến như Alzokobel (Dulux, Maxilite), 4Orange (Mykolor, Spec, Expo, Boss), Nippon, Jotun, Kova, Kansai, Toa,...

- Thứ hai là các thương hiệu sơn có lịch sử lâu đời như sơn Đại Bàng, Jymec, Alex hay Bạch Tuyết.

- Thứ ba là các thương hiệu sơn đang có tốc độ phát triển nhanh, có tiềm năng tài chính dồi dào như Koto Paint.

- Cuối cùng là các dòng sơn không có thương hiệu, phát triển tự phát, chất lượng không thực sự tốt nhưng có giá rẻ và tỷ lệ chiết khấu cao.

- Ngoài yếu tố thương hiệu thì kinh nghiệm mở đại lý sơn là bạn còn nên chú ý đến chất lượng sản phẩm. Bạn muốn tồn tại lâu dài và kinh doanh hiệu quả thì sản phẩm sơn của bạn phải đảm bảo chất lượng đồng thời được người tiêu dùng tin tưởng, đặc biệt là các chủ thầu xây dựng bởi họ muốn sử dụng loại sơn chất lượng để đảm bảo uy tín cho mình. Tốt nhất là bạn nên khảo sát thị trường hoặc nhờ người có kinh nghiệm tư vN 45;n các thương hiệu sơn tốt nhất và tin tưởng nhất để có thể lựa chọn kinh doanh.

- Một yếu tố quan trọng khác khi lựa chọn thương hiệu sơn để mở đại lý đó chính là chính sách chiết khấu cho các đại lý sơn từ nhà cung cấp. Lợi nhuận chính là yếu quyết định nên hay không nên kinh doanh mặt hàng này. Mức chiết khấu của các nhà sản xuất sơn thường chênh lệch nhau khá nhiều vì vậy bạn nên căn nhắc mức chiết khấu nào phù hợp, đi kèm với đó là yếu tố thương hiệu và chất lượng của sản phẩm cùng với nhu cầu của khách hàng ở khu vO 21;c mà bạn đang kinh doanh.

Khi kinh doanh mở đại ký sơn, số vốn đầu tư ban đầu thường không cố định, điều này còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của bạn cùng với đó là quy mô đại lý sơn bạn muốn mở và chính sách từ nhà cung cấp. Ngoài ra tùy vào khả năng tài chính mà bạn có thể đủ điều kiện để trở thành đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2 của các thương hiệu sơn hiện nay.

Nhiều người mới bắt đầu kinh doanh sơn, chưa có nhiều kinh nghiệm mở đại lý sơn nhưng muốn mở đại lý cấp 1 hay nhà phân phối chính thức tuy nhiên đây có thể là một lựa chọn sai lầm bởi trong hoạt động kinh doanh sơn, nhiều người thường cho rằng mở đại lý sơn cấp 1 hoặc nhà phân phối có thể được hưởng chiết khấu cao hơn so với đại lý cấp 2 hoặc cấp 3. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng bởi phần lớn các đại lý sơn hiện nay nhận chiết kh ấu theo số lượng hàng bán ra, tức là doanh số bán càng cao thì chiết khấu càng lớn. Vì vậy, dù là đại lý cấp 2 nhưng nếu cửa hàng kinh doanh tốt thì lợi nhuận thu về có thể cao hơn cả đại lý cấp 1.

Như vậy, tốt nhất khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên kinh doanh theo quy mô nhỏ, có thể là đại lý cấp 2 hoặc cấp 3, sau khi có kinh nghiệm mở đại lý sơn thì mới nên đầu tư lớn, nâng cấp đại lý lên thành cấp 1 hay nhà phân phối chính thức.

Khi kinh doanh mở đại lý sơn, bên cạnh mức chiết khấu thì bạn còn cần chú ý đến chính sách của các nhà sản xuất sơn dành cho các đại lý sơn đi cùng với thủ tục mà các nhà sản xuất sơn yêu cầu đại lý sơn phải đáp ứng. Thông thường khi chọn đại lý phân phối, các nhà sản xuất đều có các chính sách riêng, trong đó bao gồm chính sách từ các nhà sản xuất có máy pha màu và không có máy pha màu. Thực ra các chính sách và cơ chế này không quá phức t̐ 1;p, điều quan trọng là bạn nên chọn thương hiệu sơn có mức chiết khấu tốt đi cùng các chính sách chăm sóc đại lý thường xuyên cùng với đó là phù hợp với điều kiện kinh doanh của bạn.

Ngoài các cơ chế chung thì kinh nghiệm mở đại lý sơn đó là các nhà sản xuất sơn có máy pha màu và nhà sản xuất sơn không có máy pha màu có các chính sách riêng. Vơi các sản phẩm sơn có máy pha màu, đại lý sơn cần đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy tùy vào từng nhà sản xuất. Với các sản phẩm sơn không có máy pha màu, bạn có thể nhập đơn hàng đầu tiên theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm.

- Khi mở đại lý sơn, bạn nên chọn thương hiệu uy tín có chất lượng tốt giúp bạn xây dựng và phát triển cửa hàng thuận tiện hơn tuy nhiên nên nghiên cứu thị trường xung quanh khu vực để tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ quá cao.

- Bạn cần lên kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý, luận chuẩn vốn và quay vòng vốn hiệu quả bởi kinh doanh sơn có đặc thù là các chủ thầu hoặc chủ hộ thường thanh toán tiền cho đại lý sơn sau khi hoàn thiện công trình hoặc được giải ngân theo từng giai đoạn nhất định của dự án khiến cho vốn của các đại lý kinh doanh sơn có thể bị nợ đọng.

- Để kinh doanh sơn hiệu quả, kinh nghiệm mở đại lý sơn đó là bạn cần trao đổi cụ thể với nhà cung cấp để có sự thống nhất ngay từ đầu với số lượng hàng tồn kho. Đi cùng với đó là chính sách chiết khấu, cam kết về sản phẩm của thương hiệu, chế độ bán hàng, chăm sóc sau bán hàng.

Next Post Previous Post